Bảo hiểm tự nguyện xe ô tô và bảo hiểm bắt buộc có gì khác nhau?

Bảo hiểm tự nguyện xe ô tô và bảo hiểm bắt buộc là 2 loại hình bảo hiểm phổ biến đối với những người sử dụng ô tô. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu đúng giá trị, ý nghĩa cũng như chưa phân biệt chúng. Bài viết này sẽ giúp bạn có góc nhìn đúng đắn và rõ ràng hơn.

Tìm hiểu về bảo hiểm tự nguyện xe ô tô

Khái niệm

Bảo hiểm tự nguyện xe ô tô là một loại hình bảo hiểm đảm bảo an toàn và quyền lợi cho chủ xe trong các trường hợp có rủi ro khi tham gia giao thông. Đây là hình thức tự nguyện, không bắt buộc và là bản thỏa thuận giữa chủ xe và đơn vị cung cấp bảo hiểm nhằm cam kết các bồi thường có thể đưa ra khi gặp sự cố phát sinh. Các quy định cụ thể được nêu rõ trong hợp đồng ký kết giữa 2 bên.

Mục đích của loại bảo hiểm tự nguyện ô tô là đưa ra những phương án đền bù hợp lý, nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi cho các chủ phương tiện khi có sự cố xảy ra như: va chạm, cháy nổ, thiên tai, mất cắp,… Tùy vào các điều khoản bồi thường của từng loại bảo hiểm mà các quyền lợi này sẽ được thụ lý phù hợp.

Bảo hiểm tự nguyện xe ô tô và bảo hiểm bắt buộc có gì khác nhau?

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm

Chủ bảo hiểm sẽ được hỗ trợ và bồi thường khi gặp thiệt hại do tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ mình. Các trường hợp được xem xét bồi thường phí bảo hiểm tự nguyện xe ô tô gồm:

  • Xe bị tác động như: đâm, va, lật, đổ
  • Xe gặp hoả hoạn, cháy, nổ
  • Bị mất cắp, mất cướp
  • Trường hợp bất khả kháng do thiên nhiên như: bão, lũ lụt, sét đánh, sạt lở
  • Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên ngoài những điểm loại trừ theo quy định tại quy tắc đã ký kết thỏa thuận

Mỗi trường hợp được xét duyệt bồi thường sẽ có tỷ lệ bồi thường khác nhau, tùy vào thỏa thuận. Thông thường, tỷ lệ này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Giá trị thực của ô tô
  • Mức phí bảo hiểm tự nguyện xe ô tô đã đóng
  • Mức tỷ lệ phí lựa chọn bổ sung,…

Để được bồi thường bảo hiểm tự nguyện, chủ phương tiện phải chứng thực được chính xác tình huống xảy ra tai nạn. Đơn vị cung cấp bảo hiểm sẽ có bộ phận giám định kiểm tra nguyên nhân, hiện trường, mức độ thiệt hại,… để xử lý nhanh chóng cho khách hàng theo điều khoản hợp đồng.

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự xe ô tô

Khái niệm

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô là hình thức bảo hiểm bắt buộc ô tô, bao gồm trách nhiệm dân sự liên quan đến việc bồi thường thiệt hại về thương tích hoặc bệnh tật cho bên thứ ba hoặc thiệt hại về tài sản của bên thứ ba do người được bảo hiểm gây ra.

Bất kể loại phương tiện cơ giới nào cũng cần được mua đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định trước khi tham gia lưu thông trên đường. Theo đó, các cơ quan có thẩm quyền và cảnh sát giao thông sẽ có quyền kiểm tra và xử phạt trong trường hợp không tham gia bảo hiểm hoặc bảo hiểm hết hạn.

Người được bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm​ chi trả số tiền theo cách thức được quy định trong hợp đồng bảo hiểm đối với các khoản chi phí liên quan đến trách nhiệm dân sự phát sinh do thiệt hại gây ra cho bên thứ ba và tài sản của họ. Các khoản này bao gồm:

  • Mức phí được đền bù
  • Chi phí hợp đồng
  • Phí và lệ phí hợp pháp của bên nguyên đơn

Bảo hiểm tự nguyện xe ô tô và bảo hiểm bắt buộc có gì khác nhau?

Phạm vi bồi thường

Các trường hợp bồi thường từ bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

  • Do xe cơ giới gây ra: Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba
  • Theo hợp đồng vận chuyển hành khách: Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách do xe cơ giới gây ra

 Các phạm vi loại trừ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự:

  • Thiệt hại được cố ý gây ra bởi người bị thiệt
  • Gây ra những hậu quả gián tiếp bắt nguồn từ thiệt hại
  • Thiệt hại từ những tài sản bị mất cắp, mất cướp sau tai nạn
  • Trường hợp bất khả kháng: lũ lụt, bão, sóng thần, động đất,…
  • Người điều khiển phương tiện gây tai nạn cố ý bỏ chạy
  • Giấy phép lái xe không hợp lệ
  • Tài sản đặc biệt như: đá quý, trang sức vàng, bạc, tiền, những giấy tờ có giá trị ngang tiền,…

Biểu phí

Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe.

Mức phí bảo hiểm bắt buộc đối với các loại xe ô tô được Chính phủ quy định cụ thể và ban hành theo Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15/1/2021. Mức phí cụ thể như sau:

Loại xe Mức phí bảo hiểm thuần/năm

(đơn vị: VNĐ)

Xe ô tô không sử dụng trong việc kinh doanh vận tải Loại xe dưới 6 chỗ ngồi 437.000
Loại xe có từ 6 đến 11 chỗ ngồi 794.000
Loại xe có từ 12 đến 24 chỗ ngồi 1.270.000 
Loại xe trên 24 chỗ ngồi 1.825.000 
Xe vừa chở người vừa chở hàng 933.000
Xe ô tô kinh doanh vận tải  Xe nhỏ hơn 6 chỗ ngồi theo đăng ký 756.000
Xe 6 chỗ ngồi theo đăng ký 929.000
Xe 7 chỗ ngồi theo đăng ký 1.080.000 
Xe 8 chỗ ngồi theo đăng ký 1.253.000 
Xe 9 chỗ ngồi theo đăng ký 1.404.000
Xe 10 chỗ ngồi theo đăng ký 1.512.000 
Xe 11 chỗ ngồi theo đăng ký 1.656.000
Xe 12 chỗ ngồi theo đăng ký 1.822.000 
Xe 13 chỗ ngồi theo đăng ký 2.049.000 
Xe 14 chỗ ngồi theo đăng ký 2.221.000 
Xe 15 chỗ ngồi theo đăng ký 2.394.000
Xe 16 chỗ ngồi theo đăng ký 3.054.000
Xe 17 chỗ ngồi theo đăng ký 2.718.000 
Xe 18 chỗ ngồi theo đăng ký 2.869.000
Xe 19 chỗ ngồi theo đăng ký 3.041.000
Xe 20 chỗ ngồi theo đăng ký 3.191.000
Xe 21 chỗ ngồi theo đăng ký 3.364.000
Xe 22 chỗ ngồi theo đăng ký 3.515.000
Xe 23 chỗ ngồi theo đăng ký 3.688.000
Xe 24 chỗ ngồi theo đăng ký 4.632.000
Xe 25 chỗ ngồi theo đăng ký 4.813.000
Xe trên 25 chỗ ngồi (4.813.000 + 30.000) x (số chỗ ngồi – 25 chỗ)
Xe ô tô chở hàng Xe dưới 3 tấn 853.000
Xe từ 3 đến 8 tấn 1.660.000
Xe từ 8 đến 15 tấn 2.746.000
Xe trên 15 tấn 3.200.000

Thời hạn và hiệu lực

Thời điểm bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc bắt đầu có hiệu lực được ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. Thời điểm này không được sớm hơn ngày chủ phương tiện thực hiện đóng đủ phí bảo hiểm. Thông thường, thời hạn bảo hiểm áp dụng là 1 năm và gia hạn mỗi khi hết hiệu lực.

Trong trường hợp chuyển nhượng ô tô, nếu thời hạn hiệu lực của bảo hiểm bắt buộc xe ô tô còn thì chủ xe mới sẽ được chuyển giao mọi quyền lợi về vấn đề bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự.

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc sẽ bị hủy trong một số trường hợp như:

  • Xe đã bị thu hồi đăng ký và biển số theo quy định của pháp luật
  • Hết niên hạn sử dụng xe cơ giới theo quy định của pháp luật
  • Cơ quan công an xác nhận xe bị mất
  • Cơ quan công an xác nhận xe cơ giới không sử dụng do bị hư hỏng được hoặc bị phá huỷ do tai nạn giao thông

Trong trường hợp chủ phương tiện thuộc nhóm đối tượng được phép hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định muốn chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, cần phải cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm những loại giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị hủy hợp đồng bảo hiểm theo quy định
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm muốn hủy
  • Tài liệu là bằng chứng chứng minh xe thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định.

So sánh các loại bảo hiểm tự nguyện xe ô tô và bảo hiểm bắt buộc

Giống nhau

Bảo hiểm tự nguyện xe ô tô và bảo hiểm bắt buộc có những điểm chung như:

  • Bảo vệ hoặc hỗ trợ quyền lợi cho người mua khi gặp sự cố bất ngờ liên quan đến ô tô hoặc trong quá trình sử dụng ô tô
  • Người mua đóng đủ đóng phí trước theo hợp đồng và chỉ được thụ lý khi có sự cố (sự cố được giám định đúng trường hợp bồi thường)

Bảo hiểm tự nguyện xe ô tô và bảo hiểm bắt buộc có gì khác nhau?

Khác nhau

Bạn có thể phân biệt hai loại bảo hiểm này qua những đặc điểm sau:

Bảo hiểm tự nguyện xe ô tô Bảo hiểm bắt buộc xe ô tô
Pháp luật quy định bắt buộc Không

Người thực nhận bồi thường

Chủ phương tiện Bên thứ ba bị thiệt hại
Mức phí bảo hiểm Dựa vào quy định chung do Chính phủ ban hành Phụ thuộc vào từng loại bảo hiểm cũng như đơn vị cung cấp bảo hiểm

Phạm vi bồi thường

Theo quy định của pháp luật

Dựa trên thỏa thuận và hợp đồng đã ký kết giữa người mua và đơn vị bán bảo hiểm

Kinh nghiệm thực tế khi mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô 

Để mua bảo hiểm ô tô tự nguyện an toàn và đúng ý, bạn nên lưu ý một số điểm quan trọng như sau:

  • Các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm: Đây là mấu chốt tránh trường hợp bị mất quyền lợi hoặc không đủ điều kiện để nhận bồi thường. Vì vậy, bạn cần đọc kỹ, hiểu rõ từng điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp không hiểu hoặc chưa rõ phải yêu cầu bên bảo hiểm giải thích cụ thể đến khi nào tường tận, tránh trường hợp tranh cãi không đáng có về sau.
  • Mức phí của hợp đồng: Trước tiên, bạn nên lựa chọn mức phí bảo hiểm phù hợp với điều kiện kinh tế, đảm bảo tâm lý thoải mái khi sử dụng loại dịch vụ bảo vệ trong tương lai. Song song với việc tìm hiểu các quyền lợi đi kèm, hãy cân nhắc mức chi phí từ một số bên cung cấp khác nhau. Như vậy, bạn sẽ có cơ sở để so sánh, đánh giá và đưa ra lựa chọn cuối cùng thật ưng ý.
  • Quan tâm đến mức miễn thường: Thiệt hại được quy định trong điều khoản này sẽ không được bồi thường. Mức miễn thường cao sẽ giúp tiết kiệm thêm chi phí khi bạn có lịch sử lái xe an toàn, ít va chạm.
  • Chọn đơn vị uy tín, chuyên nghiệp: Sự cố xảy ra là điều không ai mong muốn. Một khi phát sinh, sẽ có nhiều vấn đề kéo theo khiến bạn phải xử lý. Vậy nên hãy chọn đơn vị chất lượng, uy tín và sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng trong mọi tình huống. Tốc độ cứu hộ có nhanh hay không? Đội ngũ nhân sự giải quyết bồi thường có nhiệt tình và tận tâm không? Đây là hai đặc điểm bạn cần tham khảo và quan sát kỹ trước khi lựa chọn.

Bảo hiểm tự nguyện xe ô tô đang ngày càng phổ biến bởi tính ứng dụng thực tế cao và khả năng hỗ trợ nhanh chóng cho chủ xe khi sự cố bất ngờ ập tới. Nếu bạn đang còn đang đắn đo lựa chọn, hãy đọc thật kỹ bài viết này để nắm vững thông tin. Đừng ngại tham khảo kinh nghiệm của người đã sử dụng và nhờ tư vấn từ các đơn vị cung cấp bảo hiểm uy tín để đưa ra quyết định sáng suốt nhất nhé!

 

Trả lời