Thủ tục sang tên xe ô tô theo luật – Mua xe cũ có cần sang tên không?

Nhiều người vẫn luôn thắc mắc: Liệu sang tên xe ô tô khi mua cũ có cần thiết hay không? Nếu chỉ dùng xe cho nhu cầu đi lại cơ bản hàng ngày thì giấy tờ cũ có thể tiếp tục sử dụng không? Cùng tìm câu trả lời chính xác nhất qua bài viết này nhé.

Vì sao phải tiến hành sang tên xe ô tô?

 Sang tên xe ô tô khi thay đổi chủ sở hữu xe là yêu cầu bắt buộc vì 4 lý do sau đây:

  • Khi chủ phương tiện thực hiện các giao dịch pháp lý về tài sản như hợp đồng cầm cố, thế chấp vay vốn,… sẽ dễ dàng làm thủ tục
  • Không bị phạt khi điều khiển, lưu thông xe ô tô không chính chủ. Nghị định 100/2019 đã quy định: xe thuộc sở hữu cá nhân bị phạt 2 đến 4 triệu đồng, xe thuộc sở hữu tổ chức, doanh nghiệp từ 4 đến 8 triệu đồng
  • Giúp cơ quan chức năng điều tra, liên hệ chủ phương tiện trong trường hợp xe bị mất cắp dễ dàng hơn
  • Dễ quản lý và truy cứu trách nhiệm trong trường hợp người sử dụng xe vi phạm luật giao thông hoặc gây tai nạn

Thủ tục sang tên xe ô tô theo luật - Mua xe cũ có cần sang tên không?

Thủ tục sang tên xe ô tô

Quy trình thủ tục trong cùng tỉnh, thành phố

Nếu người bán và người mua (người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng) có hộ khẩu thường trú cùng tỉnh/thành, quy trình thực hiện sẽ gồm 5 bước đơn giản:

Bước 1: Hai bên tiến hành làm hợp đồng mua bán xe ô tô và thực hiện công chứng hợp pháp.

Bước 2: Nộp đầy đủ lệ phí trước bạ xe ô tô cũ theo đúng quy định.

Bước 3: Đăng ký và nộp hồ sơ sang tên xe tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước 4: Đóng lệ phí đăng ký thủ tục xe.

Bước 5: Cơ quan nhập hồ sơ sẽ trả giấy hẹn, chủ xe nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe mới theo lịch.

Trong trường hợp này, thông thường biển số xe vẫn được giữ nguyên, chỉ có thông tin về chủ sở hữu xe được thay đổi trên Giấy đăng ký xe.

Thủ tục trong trường hợp khác tỉnh, thành phố

Quy trình thủ tục sang tên xe ô tô khác tỉnh, thành phố sẽ có phần phức tạp khi mua bán xe cũ. Tiến hành 7 bước theo thứ tự như sau:

Bước 1: Làm hợp đồng mua bán xe ô tô và công chứng hợp pháp.

Bước 2: Đóng đủ lệ phí trước bạ áp dụng cho ô tô cũ.

Bước 3: Làm thủ tục rút hồ sơ gốc của xe ô tô tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh/thành phố nơi người bán đã đăng ký trước đó.

Bước 4: Đăng ký hồ sơ mới sang tên xe tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh/thành phố nơi người mua đăng ký thường trú.

Bước 5: Đóng đủ lệ phí đăng ký xe tại tỉnh, thành phố mới.

Bước 6: Bốc biển số xe ô tô mới và nhận tại chỗ, nhận giấy hẹn lấy Giấy chứng nhận đăng ký xe.

Bước 7: Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe, chủ xe tiếp tục làm thủ tục đăng kiểm xe theo biển số mới.

Nếu không thể sắp xếp thời gian thực hiện hoặc địa chủ đang cư trú khác với tỉnh, thành phố đăng ký hộ khẩu thường trú, chủ sở hữu xe có thể ủy quyền cho người thân hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ sang tên xe ô tô thay mặt xử lý hồ sơ sang tên theo quy định.

Thủ tục sang tên xe ô tô của công ty, doanh nghiệp

Để sang tên, người mua (người nhận chuyển nhượng) cần chuẩn bị số giấy tờ sau:

  • Hóa đơn theo mẫu riêng của công ty, hóa đơn đỏ
  • Quyết định thanh lý ô tô có chữ ký của Giám đốc hoặc người có thẩm quyền
  • Hợp đồng mua bán ô tô đã được công chứng và có chữ ký của Giám đốc hoặc người được ủy quyền
  • Giấy đăng ký mẫu con dấu
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy giới thiệu của người trực tiếp làm thủ tục sang tên, có chữ ký và đóng dấu hợp lệ

Thủ tục sang tên xe ô tô theo luật - Mua xe cũ có cần sang tên không?

Chi phí sang tên ô tô từ năm 2022

Lệ phí trước bạ của xe được sang tên đổi chủ

Theo quy định của Bộ Tài chính, phí trước bạ của các loại xe như sau:

  • Ô tô mua mới dưới 10 chỗ là 12% giá trị xe
  • Xe khách, xe tải,…  đó là 2% đối với xe mua mới
  • Ô tô cũ thuế trước bạ là 2% giá trị xe đã khấu hao

Khi tiến hành sang tên xe ô tô, tỷ lệ tính phí trước bạ được tính dựa vào thời gian sử dụng kể từ năm sản xuất (được tính là 1 năm) theo tỷ lệ phần trăm trị giá xe mới cùng loại. Cụ thể với xe hoạt động 1-3 năm tính 70% giá trị; 3-6 năm 50%; 6-10 năm 30%; trên 10 năm 20%.

Phí sang tên ô tô khi đổi biển số xe

Mức phí thu dựa trên Thông tư 53/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính. Mỗi khu vực có thể điều chỉnh mức phí phù hợp.

Tại Hà Nội, chiếc xe đã có biển 5 số thì khi sang tên chỉ mất 50.000 đồng. Nhưng chi phí sẽ lên mức 20.000.000 đồng khi cấp biển mới cho ô tô chuyển từ tỉnh lẻ về Hà Nội. Trường hợp đổi biển số xe từ 4 số sang 5 số thì phải nộp mức phí là 150.000 đồng.

Phí giám định hải quan cho xe

Mức phí trong mỗi trường hợp như sau:

  • Cấp lại giấy đăng ký không kèm biển số (trong cùng tỉnh): 30.000 đồng/lần/xe.
  • Cấp lại giấy đăng ký kèm theo biển số xe mới: 150.000 đồng/lần/xe.

Mua xe ô tô cũ có bắt buộc phải sang tên không?

Quy định

Theo quyết định 933/QĐ-BCA-C08, từ ngày 11/02/2020, xe ô tô là tài sản bắt buộc phải sang tên khi mua cũ.

Không sang tên khi mua ô tô cũ có được không?

Sang tên khi mua ô tô cũ là quy định bắt buộc. Chủ xe không thực hiện đúng có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 36/2010/TT-BCA quy định: nếu cá nhân/tổ chức mua bán, cho, tặng, thừa kế xe nhưng không sang tên đổi chủ trong vòng 30 ngày thì chủ phương tiện sẽ bị xử lý phạt như sau:

  • Đối với cá nhân: từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng
  • Đối với tổ chức là chủ xe: từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng

Thuế sang tên ô tô cũ

Ngoài lệ phí trước bạ, bên mua xe tô tô sẽ phải đóng phí cấp đổi đăng ký sang tên xe và biển số mới.

Thủ tục sang tên xe ô tô theo luật - Mua xe cũ có cần sang tên không?

Nếu hai bên mua bán cùng tỉnh/thành phố:

  • Bên mua nộp lệ phí cấp đổi giấy đăng ký xe
  • Biển số xe không thay đổi
  • Xe được tiếp tục sử dụng đến kỳ đăng kiểm tiếp theo

Nếu hai bên thực hiện mua bán khác tỉnh/thành phố:

  • Bên mua nộp lệ phí cấp mới đăng ký kèm theo biển số mới (biển số cũ sẽ bị thu hồi)
  • Chủ phương tiện mới đăng kiểm lại xe sau khi được cấp đổi biển số mới

Mức lệ phí đăng ký và cấp biển số xe được quy định theo điều 5 Thông tư số 229/2016/TT-BTC của Bộ tài chính như sau (đơn vị tính: đồng):

Số thứ tự

Chỉ tiêu Khu vực I Khu vực II Khu vực III
I Cấp mới giấy đăng ký sử dụng xe có kèm theo biển số xe      

1

Xe ô tô, trừ loại 9 chỗ trở xuống áp dụng theo điểm 2 mục này 150.000 – 500.000 150.000 150.000
2 Xe ô tô chở người 9 chỗ hoặc ít hơn 2.000.000 – 20.000.000 1.000.000 200.000
3 Xe sơ mi rơ mooc, rơ mooc rời 100.000 – 200.000 100.000 100.000
4 Xe gắn máy       
a Trị giá từ 15.000.000 đồng trở xuống 500.000 – 1.000.000 200.000 50.000
b Trị giá trên 15.000.000 đến 40.000.000 đồng 1.000.000 – 2.000.000 400.000 50.000
c Trị giá trên 40.000.000 đồng 2.000.000 – 4.000.000 800.000 50.000
d Xe máy 3 bánh (xe dành cho người tàn tật) 50.000 50.000 50.000
II Cấp đổi giấy đăng ký      
1 Cấp đổi giấy đăng ký kèm biển số xe      

a

Ô tô (trừ loại xe chở người 9 chỗ trở xuống, chuyển từ nơi có mức thu thấp về nơi có mức thu cao, theo mục 4.1 khoản 4 Điều này) 150.000 150.000 150.000
b Sơ mi rơ mooc rời, rơ mooc 100.000 100.000 100.000

c

Xe máy (trừ loại di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao theo điểm 4.1 khoản 4 Điều này) 50.000 50.000 50.000
2 Cấp đổi giấy đăng ký xe không kèm biển số xe 30.000 30.000 30.000
3 Cấp lại biển số 100.000 100.000 100.000
III Cấp giấy đăng ký xe và biển số xe trong tạm thời 50.000 50.000 50.000
  • Khu vực I: TP. HCM và Hà Nội
  • Khu vực II: các thành phố trực thuộc thị xã/tỉnh, các thành phố trực thuộc Trung ương (trừ TP. HCM và Hà Nội)
  • Khu vực III: những khu vực khác ngoài khu vực I và II nêu trên.

Sang tên xe ô tô không đơn giản chỉ là sang tên đổi chủ mà còn phải tuân theo quy trình thủ tục cũng như đóng phí. Để tiếp tục sử dụng xe thoải mái, hãy tìm hiểu đủ thông tin và thực hiện đúng quy định của pháp luật nhé!

 

Trả lời