Các loại cảm biến trên ô tô tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất

Với sự cải tiến không ngừng về công nghệ, các loại cảm biến trên ô tô ngày càng tân tiến và đa nhiệm. Nhờ bộ phận này mà hệ thống điều khiển xe hơi có thể ra quyết định đúng đắn trong quá trình vận hành. Vậy có những loại cảm biến ô tô nào mới nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu chung về cảm biến ô tô

Cảm biến ô tô là gì?Các loại cảm biến trên ô tô tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất

Có người ví cảm biến ô tô giống như giác quan của con người. Chúng giữ chức năng tiếp nhận những biến đổi về vật lý lẫn hóa học trong quá trình vận hành xe, từ đó truyền tín hiệu đến bộ điều khiển trung tâm. Qua các phân tích và xử lý của bộ điều khiển trung tâm, động cơ xe sẽ đạt được hiệu suất hoạt động cao nhất.

Có bao nhiêu cảm biến trong xe hơi?

Báo cáo thống kê cho thấy, số lượng cảm biến ô tô tỷ lệ thuận với mức độ tân tiến của chiếc xe. Xe hơi càng hiện đại thì càng có nhiều loại cảm biến hiện đại.

Hiện nay thì mỗi loại xe hơi sẽ có từ 60 đến 100 loại cảm biến. Trong hành trình chạy đua về công nghệ như hiện nay thì con số này được dự báo là sẽ gia tăng đáng kể. Bởi đó là điều kiện tiên quyết để biến những chiếc ô tô trở nên thông minh hơn.

Các loại cảm biến trên xe ô tô thông dụng nhất hiện nay

Như đã đề cập trên thì có rất nhiều các loại cảm biến xe ô tô hiện nay. Nhưng trong phạm vi bài viết hôm nay chúng tôi xin được giới thiệu một số dòng thông dụng nhất hiện nay.

Cảm biến vị trí trục khuỷu

Các loại cảm biến trên ô tô tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất

Cảm biến trục khủy có tên gọi tiếng anh là Crankshaft Sensor. Crankshaft Sensor được xem là nhân tố quan trọng và không thể thiếu trong việc vận hành động cơ.

Theo các chuyên gia xe hơi, Crankshaft Sensor có chức năng truyền tín hiệu tới ECU của xe giúp bộ phận này điều chỉnh thời điểm phun nhiên liệu và đánh lửa tương thích với xi lanh của động cơ. Với những chiếc xe hơi không có sự có mặt của cảm biến này, động cơ gặp trở ngại khi khởi động. Cụ thể, xe thường xuyên gặp các biến cố như tăng tốc không ổn định, máy rung, hao xăng vì quá trình đánh lửa, phun nhiên liệu diễn ra không ăn khớp.

Cảm biến vị trí trục cam

Các loại cảm biến trên ô tô tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất

Tương tự cảm biến vị trí trục khuỷu, cảm biến vị trí trục cam đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi một chiếc ô tô. Loại cảm biến này nhận nhiệm vụ xác định vị trí của trục cam, qua đó cung cấp thông tin cho bộ điều khiển trung tâm để tính toán thời điểm phun nhiên liệu hợp lý nhất.

Việc bỏ sót cảm biến này sẽ gây trở ngại lớn trong việc khởi động xe. Cụ thể là sẽ người điều khiển phương tiện sẽ khó tránh khỏi các rắc rối như là chết động cơ đột ngột, không đủ lực tăng tốc hoặc liên tục sáng đèn Check Engine.

Cảm biến vị trí bướm ga – TPS Sensor

Các loại cảm biến trên ô tô tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất

Chức năng của cảm biến này là xác định độ mở của bướm ga. Qua các giá trị mà TPS sensor đem lại, bộ xử lý trung tâm biết được lượng nhiên liệu phun phù hợp nhất. Đây cũng là cảm biến quan trọng trên những chiếc xe hơi hộp số tự động. Chúng nhận nhiệm vụ kiểm soát quá trình chuyển số, giúp xe vận hành mượt mà nhất có thể.

Cảm biến áp suất đường ống nạp

Tương tự cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến áp suất có nghĩa vụ truyền tín hiệu áp suất chân không về bộ xử lý trung tâm để điều chỉnh lượng phun nhiên liệu tương thích với mức độ cần của động cơ. Áp suất chân không giảm, đồng nghĩa xe ở chế độ nhả ga hoặc không tải. Ngược lại, trường hợp áp suất chân không tăng thì đó là báo hiệu của xe tăng tốc hoặc tải nặng.

Thiếu đi loại cảm biến này thì xe dễ mắc phải các lỗi lầm như động cơ bị rồ, công suất hoạt động kém. Ngoài ra thì đó cũng là nguyên do xe bị tiêu hao nhiều nguyên liệu và thường xuyên thải khói.

Cảm biến áp suất lốp

Cảm biến áp suất lốp thường được bắt gặp ở những chiếc xe hơi hạng sang, giữ chức năng đo đạc trị số áp suất lốp xe. Nhờ đó, để chủ phương tiện nhận biết được tình trạng lốp.

Cảm biến áp suất lốp có 2 loại chính với các ưu nhược điểm khác nhau:

  • Cảm biến áp suất lốp ngoài: Được gắn ngoài van xe. Lợi thế của dòng cảm biến này là dễ dàng tháo lắp và có thể thay thế van xe khi bị hỏng.
  • Cảm biến áp suất lốp trong: Được gắn phía trong lốp xe. Ưu điểm của loại cảm biến này là tính thẩm mỹ cao vì lắp đặt phía trong lốp. Tương tự cảm biến ngoài lốp, cảm biến trong có thể thay thế chức năng của van khi bị hư hỏng. 

Các loại cảm biến trên ô tô tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát – Engine Coolant Temperature Sensor

Engine Coolant Temperature Sensor là cảm biến ô tô giữ vai trò đo đạc nhiệt độ nước làm mát động cơ. Sau khi thực hiện nhiệm vụ này, Engine Coolant Temperature Sensor nhận đem dữ liệu thu thập được truyền tín hiệu đến hệ thống xử lý trung tâm. Căn cứ vào các thông số thu được, hệ thống điều khiển trung tâm sẽ tính toán thời điểm phun nhiên liệu, góc đánh lửa cũng như điều chỉnh tốc độ xe. Ở một số dòng xe hơi tân tiến, cảm biến này còn giữ chức năng kiểm soát khí xả, làm mát động cơ thông qua thao tác chạy quạt.

Khi hư hỏng thì cảm biến này thường phát ra các tín hiệu điển hình như: Đèn Check engine phát sáng; xe khó khởi động; Ngốn nhiên liệu hơn bình thường.

Cảm biến kích nổ – Knock sensor

Chức năng chính của cảm biến kích nổ là giúp bộ điều khiển trung tâm phân tích và đưa ra thời điểm đánh lửa phù hợp. Điều này sẽ giúp hạn chế được tình trạng rung động cơ, ngăn ngừa hiện tượng kích nổ, giúp tiết kiệm nhiên liệu và đem lại sự êm ái trong quá trình di chuyển.

Cảm biến oxy – Oxygen Sensor

Oxygen Sensor, như tên gọi là cảm biến giữ vị trí chính trong việc đo đạc lượng oxy dư trong khí thải động cơ. Nhờ đó mà ECU biết được tỉ lệ phun nhiên liệu và không khí mà động cơ cần.

Cảm biến ô xy trên ô tô giúp các chủ phương tiện khắc phục các nhược điểm như là tiêu hao nguyên liệu, xe nhiều khói hay cảm nhận được lúc nào cảm nhiệt độ nước làm mát đang hoạt động sai sót. Vì vậy, việc kiểm tra cảm biến ô xy định kỳ là cực kỳ cần thiết.

Cảm biến lưu lượng khí nạp – MAF Sensor

Tương tự nguyên lý làm việc của cảm biến oxy, cảm biến MAF có tác dụng  đo khối lượng khí nạp qua cửa hút. Cũng như Cảm biến vị trí trục khuỷu, vai trò của cảm biến này là truyền tín hiệu về ECU để tính toán lượng nhiên liệu phun cũng như điều chỉnh góc đánh lửa chuẩn chỉnh nhất có thể.

Khi MAF Sensor  gặp vấn đề thì  đồng nghĩa động cơ sẽ không vận hành mượt mà, công suất kém, thường xuyên chết máy và đương nhiên hao tổn nhiều nguyên liệu sử dụng.

Cảm biến định vị (góc/khoảng cách)

Với những chiếc xe hơi lưu thông trên đường đông hay hẹp thường xuyên thì đây là một cảm biến thực sự cần thiết. Chúng sẽ giúp người cầm vô lăng xác định được góc lái chính xác. Đồng thời cũng như các cảm biến kể trên thì loại cảm biến này giúp hệ điều khiển trung tâm tính toán và điều chỉnh mức bơm phun nguyên liệu khác nhau khi ở các vị trí góc khác nhau.

Cảm biến van điều tiết

Loại cảm biến này được thiết kế gắn chặt vào trục van ga. Với cấu tạo này thì van điều tiết thuận lợi trong việc theo dõi góc mở của van ga. Dựa trên các số liệu thu thập được, hệ thống điện tử của ô tô sẽ tính toán được lượng phun nhiên liệu tương thích.

Cảm biến vận tốc

Các loại cảm biến trên ô tô tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất

Đây là loại cảm biến đa năng với nhiều nhiệm vụ khác nhau. Các thông số mà cảm biến này cung cấp sẽ được hệ thống điều khiển trung tâm thu thập và dùng để điều chỉnh tốc độ trục cam, tốc độ trục khủy, tốc độ bánh xe hay lượng phun nhiên liệu phù hợp với vận hành của chiếc xe.

Cảm biến chất lượng nước

Cảm biến chất lượng nước được thiết kế với mục đích đo đạc lượng nước và thành phần trong nước hiện có ở các bộ phận của xe, từ đó báo hiệu tới bộ điều khiển trung tâm. Thông qua các chỉ số này, chủ xe biết đã đến lúc bổ sung hay thay thế nước.

Cảm biến tốc độ xe

Cảm biến tốc độ xe có thiết kế gắn vào phanh điện tử. Có 2 loại cảm biến tốc độ xe chính, bao gồm:

Cảm biến tốc độ bánh xe

Chức năng chính của tín hiệu này là nhận biết tốc độ thực tế xe đang di chuyển, phòng tránh hiện tượng hãm cứng phanh bánh xe khi ô tô cần giảm tốc đột ngột. Nhờ vậy giảm thiểu tối đa quá trình văng trượt xe cũng như mất lái khi gặp các trường hợp phương tiện có những thay đổi đột ngột về tốc độ.

Cảm biến tốc độ động cơ

Cảm biến tốc độ động cơ như tên gọi dùng để báo hiệu về tốc độ động cơ hiện tại của xe. Nhờ đó mà ECU có thể để tính toán, đưa ra  lượng nhiên liệu phun và góc đánh lửa tối ưu nhất.  

Dấu hiệu nhận biết cảm biến tốc độ động cơ đang gặp lỗi thường là đèn Check Engine bật sáng. Lúc này, hãy đưa xe tới các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra nhé.

Cảm biến va chạm túi khí

Đây là dòng cảm biến thông dụng trong những chiếc xe hơi đời mới. Cấu tạo của loại cảm biến này khá đơn giản với 2 đầu dây. Một đầu gồm 1 ống nhỏ với 1 công tắc 1. Đầu còn lại là 1 quả bóng thép mạ vàng. 

Khi xe gặp va đập mạnh, quả bóng vàng sẽ lăn xuống ống, nhấn công tắc và đóng mạch. Chiếc ống nhỏ sẽ nghiêng lên phía trên nhằm mục đích đưa quả bóng trở về vị trí cũ sau khi bị tác động. Hiểu nôm na, cảm biến túi khí giúp giảm thiểu tối đa va đập khi xảy ra các trường hợp phanh gấp hay  các vụ tai nạn nghiêm trọng.

Tổng kết

Trong phạm vi bài viết thì rất  khó để có thể cung cấp hết toàn bộ thông tin về các loại cảm biến ô tô hiện nay. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức hấp dẫn, kính mời Quý bạn đọc truy cập website của chúng tôi và dành thời gian cho những bài tiếp theo nhé. Chúc quý vị

 

Trả lời