Mách bạn cách xử lý xe bị trầy xước chuyên nghiệp từ thợ lành nghề

Xe bị trầy xước trong quá trình sử dụng là vấn đề gây đau đầu cho các chủ xe. Vậy có cách nào để xử lý trường hợp này nhanh chóng, đơn giản, tiện lợi hay không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin giúp bạn có câu trả lời.

Nguyên nhân khiến xe bị trầy xước

Có vô số nguyên nhân gây ra trầy xước cho xe ô tô, bạn có thể chia thành 2 nhóm chính là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Mách bạn cách xử lý xe bị trầy xước chuyên nghiệp từ thợ lành nghềNguyên nhân chủ quan

Trường hợp này thường bắt nguồn từ những vấn đề trong quá trình sử dụng xe như: va chạm với xe khác, di chuyển xe trên địa hình xấu, vệ sinh không đúng cách,…

Sườn xe va quẹt với gương, tay phanh, giá để chân của xe hai bánh

Trường hợp này cực kỳ phổ biến, đặc biệt khi di chuyển trong khu vực nội ô thành phố đông dân cư. Với kích thước nhỏ của xe máy, người điều khiển thường luồn lách giữa những khoảng trống của làn xe bốn bánh. Nếu không may, xe ô tô sẽ bị va quẹt và xước bề mặt sơn.

Để hạn chế sự cố xảy ra, tài xế nên bám sát dải phân cách cứng hoặc lề đường ở làn mà ô tô được phép đi, tránh đi quá gần xe máy. Đồng thời, tài xế nên cân nhắc lựa chọn các cung đường lớn, tránh chọn đường quá nhỏ (các bác tài thường có tâm lý này để né kẹt xe vào giờ cao điểm), từ đó phòng ngừa rủi ro va chạm gây tổn hại lớp sơn xe.

Bị xe khác đâm vào cản sau

Bám sát đuôi xe là tình trạng thường thấy trong thời điểm kẹt xe. Xe ô tô, xe buýt, xe khách, xe tải nối đuôi nhau, xe máy bám sát đuôi xe bốn bánh. Nhiều người nghĩ rằng, việc bám sát nhau có thể khiến tốc độ di chuyển nhanh hơn và đỡ bị kẹt đường. Tuy nhiên, điều này lại là nguyên nhân dẫn đến việc đâm vào đuôi xe trước khá nhiều.

Nhiều trường hợp ô tô phanh gấp khiến xe máy hoặc các phương tiện khác đâm vào đuôi xe, không chỉ làm móp méo cản sau mà còn có thể làm vỡ đèn.

Chủ động quan sát tình hình giao thông để hạn chế các pha phanh đột ngột là cách giảm thiểu tình trạng này. Tập trung lái xe, không nên nghe nhạc hoặc xem điện thoại khi chờ đèn đỏ. Quan trọng nhất, tài xế cần giữ khoảng cách nhất định với xe đi trước và phán đoán nhanh những tình huống có thể xảy ra để đưa ra phán đoán xử lý kịp thời.

Đỗ xe ô tô sai quy định

Đỗ xe ngoài đường ở những khu vực không có bãi đỗ xe riêng là một trong những tình huống khá nhạy cảm. Khi đỗ xe bạn nên lưu ý xem có gây bất tiện với người khác không như: đỗ ngay trước cửa nhà chắn lối ra vào, đỗ ngay đầu hẻm,… Nhiều người có thể sẽ khó chịu và tác động vật lý lên xe, làm xe bị trầy xước.

Khi bắt buộc phải đậu xe ở những vị trí nhạy cảm. Bạn hãy để lại lời nhắn cùng số điện thoại để người khác dễ dàng liên hệ để bạn di chuyển xe ra vị trí khác khi cần.

Vỉa hè cao

Đây là ám ảnh của nhiều tài xế. Những tài xế mới chạy xe thuộc dòng sedan, gầm thấp thường rất dễ gặp tình huống bị trầy xước phần dưới khi leo lề, nghiêm trọng thì kẹt cả xe. Đã có rất nhiều trường hợp ô tô bị hỏng gầm do leo lề vỉa hè không đúng cách.

Mách bạn cách xử lý xe bị trầy xước chuyên nghiệp từ thợ lành nghề

Để giảm thiểu sự cố này, hãy lắp camera de cũng như camera trước để quan sát kỹ đường. Quan trọng nhất là thường xuyên luyện tập để nâng cao kỹ năng lái xe, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Xe đi vào đường có đá dăm

Khi chạy xe, tác động của bánh xe lên mặt đường sẽ làm cho đất đá văng lên thành xe. Một số loại đá có kích thước lớn sẽ dễ làm xước sâu lớp sơn xe ô tô. Bạn nên chọn đường khác để tránh đi vào những khu vực đang làm đường. Nếu bắt buộc phải đi ngang những con đường nhiều đá sỏi, hãy giảm tốc độ để di chuyển an toàn hơn.

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan chủ yếu do lỗi trong quá trình sơn xe. Nhiều yếu tố tác động như áp lực không đều, dung môi khô nhanh hoặc có thể tỷ lệ sơn không phù hợp làm cho lớp sơn không đều màu. Khi đó, trong quá trình sử dụng, va quẹt dù nặng hay nhẹ cũng làm ảnh hưởng nặng tới bề mặt sơn của xe.

Mẹo phòng tránh xe khỏi trầy xước

Ông bà ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vậy nên cách xử lý xe bị trầy xước hiệu quả nhất chính là hạn chế vết xước xuất hiện ngay từ đầu. Dán keo xe và phủ nano xe là 2 phương pháp được khuyên dùng hiện nay.

Dán keo xe

Đây là phương án phổ biến, được nhiều chủ xe lựa chọn sử dụng nhất. Ô tô sẽ được dán một lớp keo nhựa mỏng trong suốt (hay còn gọi là decal trong suốt) lên bề mặt nhằm bảo vệ lớp sơn xe trước những tác động từ bên ngoài. Không những vậy, decal còn giúp lớp sơn gốc của xe bền màu hơn theo thời gian.

Mách bạn cách xử lý xe bị trầy xước chuyên nghiệp từ thợ lành nghề

Ngoài ra, bạn có thể chọn hoặc thiết kế những mẫu decal theo sở thích với hình dạng, màu sắc, kích thước linh hoạt để dán lên xe. Chiếc ô tô của bạn chắc chắn sẽ trở nên nổi bật hơn đấy. Tuy nhiên, việc thay đổi bề mặt xe có quy định trong luật. Do đó nhớ tìm hiểu hoặc nhờ tư vấn để tránh trường hợp bị phạt do dán sai quy định nhé.

Phủ nano xe

Phủ nano là phương pháp sử dụng công nghệ mới đang được ưa chuộng gần đây. Theo đó, ô tô sẽ được khoác bên ngoài một lớp bảo vệ vô hình. Lớp bảo vệ này có tác dụng chống trầy xước trước những va chạm nhẹ, giảm thiểu vấy bẩn và bám bụi một cách tối đa, hạn chế tình trạng gỉ sét của các chi tiết bằng kim loại. Cách này sẽ có chi phí cao hơn dán keo xe.

Thông thường để thực hiện một liệu trình phủ nano chất lượng, mức giá sẽ dao động từ 5.000.000đ – 10.000.000đ cho một lớp phủ nano. Bạn có thể tiến hành phủ nhiều lớp nếu muốn lớp phủ được bền, dày hơn, đảm bảo chất lượng hơn. Mức giá sẽ tăng dần phụ thuộc vào số lớp mà bạn muốn phủ.

Kinh nghiệm xử lý xe bị trầy xước

Trước khi tút lại xe bị trầy, bạn cần xác định mức độ của vết trầy xước. Tùy vào tình trạng nặng, nhẹ mà sẽ có cách xử lý phù hợp.

Cách xử lý xe bị trầy xước nhẹ

Nếu xe chỉ bị trầy xước nhẹ ở bề mặt sơn xe, bạn có thể khắc phục vết xước ngay tại nhà bằng những dụng cụ đơn giản, dễ tìm và có chi phí rẻ. Đây là quy trình xử lý đơn giản bạn có thể làm theo ngay từ lần đầu.

Bước 1: Xác định rõ vết trầy xước

Bề mặt của xe ô tô rất dễ bị trầy xước khi xe xảy ra va chạm nhẹ hoặc bị vật gì đó cọ xát. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, đó chỉ là một vết bẩn xuất hiện trên bề mặt lớp sơn xe. Để tránh hiểm nhầm không đáng, bạn nên sử dụng một chiếc khăn mềm đã được làm ẩm để lau sạch vị trí xước cũng như vùng nhỏ xung quanh. Sau khi làm sạch, bạn có thể dễ dàng xác định là vết xước thật sự hay chỉ là vết bẩn do bám bụi.

Mách bạn cách xử lý xe bị trầy xước chuyên nghiệp từ thợ lành nghề

Nếu chẳng may đó là vết trầy xước, bạn cần xác định độ nông, sâu của vết xước để đưa ra hướng xử lý phù hợp. Cấu tạo cơ bản của lớp sơn xe ô tô gồm có: thép, lớp sơn lót, lớp sơn màu và cuối cùng là lớp sơn bóng. Nên nếu vết xước nhẹ xuất hiện như một đường chỉ mảnh hằn trên lớp sơn bóng thì khá dễ khắc phục.

Tuy nhiên, theo những người có nhiều kinh nghiệm về ô tô, bạn không nên chủ quan và bỏ qua các vết trầy xước nhẹ. Ban đầu nó có thể chỉ là một vết xước nhỏ, nhưng nếu không được xử trí kịp thời thì một thời gian sau mức độ sẽ nghiêm trọng hơn. Bởi bề mặt lớp sơn xe rất dễ bị oxy hóa do các tác nhân ngoài môi trường.

Bước 2: Vệ sinh sạch các vết trầy xước

Chuẩn bị một chiếc khăn mềm (không nên sử dụng khăn đã cũ, bẩn), thấm dung dịch vệ sinh chuyên dụng sau đó lau sạch xung quanh khu vực bị trầy xước. Thao tác này giúp cho việc xử lý vết xước đạt kết quả tốt hơn. Sau đó, hãy dùng một chiếc khăn mềm khác để lau khô vị trí trầy xước.

Mách bạn cách xử lý xe bị trầy xước chuyên nghiệp từ thợ lành nghề

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến việc rửa ô tô thường xuyên. Theo các báo cáo phân tích, lớp bụi bẩn tích tụ lâu ngày trên bề mặt sơn xe cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các vết xước hoặc khiến vết trầy khó xử lý hơn.

Bước 3: Xử lý vết trầy xước bằng các dụng cụ đơn giản

Kem đánh răng, sơn móng tay, giấy chà nhám, lọ sơn cùng tông màu với sơn xe, dung dịch đánh bóng,… là những vật dụng  bạn có thể sử dụng để xử lý tại nhà. Chúng có thành phần làm mờ vết xước hữu hiệu đồng thời tạo độ bóng khá tốt.

Bạn có thể tham khảo ví dụ xử lý bằng dung dịch đánh bóng sau đây.

Mách bạn cách xử lý xe bị trầy xước chuyên nghiệp từ thợ lành nghề

Hãy rửa sạch lại vị trí trầy xước thêm một lần, sau đó lau thật khô bằng khăn mềm. Ở một số gara, các kỹ thuật viên sử dụng máy nén hơi để việc làm sạch và khô vết xước đạt hiệu quả tốt nhất.

Thoa đều dung dịch đánh bóng lên vị trí bị xước. Cần thao tác nhanh gọn và thoa theo hướng ngược với chiều kim đồng hồ. Thoa đều tay đến khi thấy vết trầy xước đã mờ thì dừng lại. Sau đó ngay lập tức lấy khăn mềm nhúng nước để lau sạch dung dịch này, đợi khoảng 5 phút cho khô và tiếp tục thực hiện công đoạn đánh bóng lần hai, cuối cùng là vệ sinh sạch sẽ khu vực vừa xử lý.

Mẹo nhỏ mách bạn để lớp sơn bóng được đẹp hơn đó là hãy thực hiện ở nơi có nhiều ánh nắng. Ánh sáng mặt trời tự nhiên làm dung dịch đánh bóng nhanh bay hơi hơn và tạo ra tông màu đẹp nhất. 

Bước 4: Tút lại vị trí bị xước

Sau khi xử lý xong vết trầy, bạn nên lau lại vị trí đó bằng một chiếc khăn mềm khô. Đồng thời, để tăng độ bền, hãy để xe nghỉ một thời gian (ít nhất 15 phút) trước khi tiếp tục sử dụng. Trong thời gian này, bạn có thể quan sát xem vết trầy sau khi được xử lý có dấu hiệu lạ không để khắc phục kịp thời.

Làm gì khi xe trầy xước nặng?

Những vết trầy xước sâu hay làm nứt bề mặt xe ô tô do va chạm mạnh được xếp vào trường hợp nặng. Lúc này, bạn nên đưa ô tô đến các gara có uy tín để kỹ thuật viên có tay nghề sửa chữa. Sự cố va chạm với mức độ nặng không những làm xấu đi hình ảnh bên ngoài mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của kính xe, hệ thống đèn,… làm giảm tính năng an toàn cho người sử dụng.

Nếu xe có bảo hiểm, hãy liên hệ với đơn vị đó để được xử lý theo hợp đồng, giảm thiểu chi phí.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bạn cũng cần chú trọng đến việc chăm sóc và bảo dưỡng xe để đảm bảo xế cưng hoạt động bền bỉ hơn.

Tút lại xe bị trầy hết bao nhiêu tiền?

Chi phí sửa chữa cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào tình trạng vết xước như vết lớn hay nhỏ, nông hay sâu. Gara có thể lấy mức phí khoảng 200.000đ – 300.000đ đối với một vết xước nhỏ vài phân. Nếu bạn tự xử lý tại nhà, số tiền phải trả chỉ là tiền mua dụng cụ, và những vật dụng phổ biến này khá rẻ. Tuy nhiên, bạn sẽ tốn công và phải cẩn thận hơn nhiều so với việc giao cho nhân viên chuyên nghiệp làm.

Xe bị trầy xước là điều không ai mong muốn. Nếu chẳng may gặp phải trường hợp này, bạn nên bình tĩnh xử lý, tránh xung đột ngay tại thời điểm phát hiện cũng như có phương án tốt nhất để khôi phục xe. Thử áp dụng những mẹo hay ho trong bài và chia sẻ hiệu quả với chúng mình nhé!

 

Trả lời