Xe số sàn là gì? Ưu và nhược điểm của xe ô tô số sàn

Khi so sánh với xe số tự động, xe số sàn khó điều khiển hơn nhiều, nhất là với những người mới đi. Đặc biệt khi di chuyển trên con đường đông đúc. Vậy xe số sàn là gì? Ưu và nhược điểm của loại xe này ra sao? Cùng với chúng tôi theo dõi chi tiết câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Đôi nét về xe số sàn 

Xe số sàn là gì? Ưu và nhược điểm của xe ô tô số sànXe số sàn ( Manual Transmission) hay còn gọi là xe số tay, đây là loại xe người lái phải trực tiếp điều khiển bằng cần số tay. Ba bộ phận côn, số, ga cần phối hợp uyển chuyển để xe hoạt động trơn tru. 

Đặc trưng của số sàn nằm ở phần côn, giúp cho bạn chuyển số khi di chuyển. Vị trí côn nằm ở bên trái, chính giữa là chân phanh, và bên phải là chân ga.

Bộ phận quan trọng trong việc lái xe ô tô số sàn là hộp số. Vì đây là cơ cấu trung gian giữa động cơ và bánh xe, có chức năng điều chỉnh trọng tải của xe tại vận tốc thích hợp. Ngoài ra, cơ cấu trung gian còn tối ưu hóa chức năng hộp số. Nguyên tắc hoạt động của hộp số như sau:

–  Xe đi nhanh ở số cao với sức kéo thấp, phù hợp di chuyển trên đường trường có vận tốc nhanh.

– Xe đi chậm ở số thấp với sức kéo mạnh, phù hợp trong điều kiện xe vừa xuất phát, sắp dừng xe, di chuyển trên đoạn đường xấu. 

Ưu điểm và nhược điểm của xe số sàn

Bất kỳ loại xe ô tô nào cũng có ưu và nhược điểm, vậy xe ô tô số sàn thì sao? Mời quý độc giả tham khảo các thông tin sau.

Xe số sàn là gì? Ưu và nhược điểm của xe ô tô số sàn

Ưu điểm của xe số sàn

  • Cùng một mẫu xe, ô tô số sàn luôn có giá rẻ hơn nhiều so với bản tự động. Ai muốn tiết kiệm một khoản kha khá khi mua xe thì chọn bản số sàn là một lựa chọn hợp lý.
  • Mức tiết kiệm nhiên liệu của xe số sàn tiết kiệm nhiên liệu vượt trội so với bản tự động. Vì vậy, chi phí được giảm đi đáng kể, đặc biệt trong những thời điểm giá xăng tăng cao.
  • Được thiết kế đơn giản, phần hộp số sàn ít bị lỗi kỹ thuật, giúp chủ xe tiết kiệm phí sửa chữa hay bảo trì.
  • Trong trường hợp xe số sàn pin ắc quy bị hết, bạn vẫn có thể khởi động mà không cần sự trợ giúp. Để làm được việc này bạn chỉ cần luyện tập một chút, hoặc nhờ người hướng dẫn, tựu chung có thể làm dễ dàng. Còn với xe số tự động, bạn cần phải nhờ người giúp đỡ.
  • Xe số sàn mang tới trải nghiệm phấn khích khi lái, bởi có nhiều tính năng hỗ trợ người lái. Làm cho tài xế cảm thấy thoải mái hơn, đặc biệt với những người đam mê ô tô.

Nhược điểm của xe số sàn

  • Nhiều người học lái xe số sàn cảm thấy khó hơn so với xe số tự động, nguyên nhân chính khiến họ không muốn mua một chiếc xe số sàn. Một số người lái làm hỏng cả hộp số mới điều khiển xe thành thạo được, gây tổn thất tài chính lớn.
  • Khi lái xe số sàn, về lý thuyết người dùng nắm quyền kiểm soát toàn. Thế nên nhiều tài xế muốn tăng tốc từ 0 lên 100km/h nhanh chóng nhất. Nhưng với xe số sàn, khả năng này hộp số còn thiếu. Trên thực tế việc tăng tốc như trên, xe số sàn chậm hơn nhiều so với hộp số tự động.
  • Khi lái xe số sàn, việc sử dụng côn trong thời gian dài ảnh hưởng xấu đến chân trái, nhất là với các bác tài xế sử dụng xe kinh doanh dịch vụ. 

Nắm vững các bước lái xe số sàn

Xe số sàn là gì? Ưu và nhược điểm của xe ô tô số sàn

Để có thể lái xe số sàn một cách thành thạo, bạn cần nắm vững 15 bước cơ bản sau:

Bước 1: Ngồi vào vị trí lái, thắt dây an toàn

Đây là thao tác đầu tiên khi sử dụng ô tô bạn cần nhớ. Thắt dây an toàn giúp cho bạn và mọi người ngồi trên ô tô trong chuyến đi của mình luôn được bảo vệ trước các rủi ro.

Bước 2: Hiểu nguyên lý hoạt động của côn

Với ô tô số sàn, tài xế cần ghi nhớ điều khiển chân côn tại phía ngoài cùng bên trái, còn chính giữa là phanh, bên phải ngoài cùng là chân ga. Trước khi sang số bạn cần phải nhấn côn.

Bước 3: Điều chỉnh ghế ngồi, vị trí vô lăng phù hợp, thoải mái nhất 

Để có tư thế ngồi thoải mái, phù hợp nhất với cơ thể của mình, đảm bảo tầm nhìn được bao quát xung quanh. Bạn cần điều chỉnh vị trí ghế ngồi, vô lăng, gương chiếu hậu,… Lưu ý điều chỉnh vị trí ghế sao cho chân trái có thể nhấn chân côn hết cỡ xuống sàn.

Bước 4: Thao tác đạp, giữ chân côn sát sàn

Thực hiện thành thạo các thao tác này, giúp cho người lái cảm nhận hành trình tốt nhất. Cần nhuần nhuyễn cách thả chân côn nhanh và chậm.

Bước 5: Luôn chắc chắn cần số đang ở vị trí N

Sau khi đã quen với hành trình chân côn, phanh, ga,… thì cần phải kiểm tra chắc chắn cần số ở vị trí trung tâm N.

Bước 6: Đạp côn, khởi động xe

Thực hiện thao tác đạp sát chân côn, đồng thời xoay chìa khóa khởi động xe.

Bước 7: Khi đã khởi động xe xong, bỏ chân khỏi bàn đạp côn.

Bước 8: Đạp côn vào số 1

Đạp hết hành trình côn, đồng thời chuyển cần số sang vị trí số 1.

Bước 9: Nhả chân côn từ từ cho đến khi xe chuyển động, sau đó đạp tiếp chân côn.

Bước 10: Mớm nhẹ bàn đạp ga để xe chuyển động theo ý mình.

Bước 11: Sau khi xe chuyển động, đạp côn, sang số tại vòng tua đạt từ 2.500 – 3.000 vòng/phút.

Bước 12: Nhả chân côn từ từ và đạp nhẹ bàn ga.

Bước 13: Tiếp tục đạp ga và bỏ hoàn toàn chân côn ra.

Bước 14: Khi mà muốn dừng xe lại, đạp từ chân ga di chuyển sang chân phanh và đạp cho đến khi xe giảm tốc.

Bước 15: Khi bạn đã nắm được tất cả các bước trên, làm chủ một cách thuần thục thì có thể tự kiểm soát chiếc xe theo ý muốn của mình.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc chi tiết xe số sàn là gì và các thông tin liên quan. Tựu chung lại, xe số sàn vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu đối với những người kinh doanh dịch vụ hoặc những tay lái đam mê tốc độ. Dù bạn đi bất cứ loại ô tô nào, đều phải trang bị kiến thức, kỹ năng xử lý trong mọi tình huống để giữ an toàn cho mình và những người xung quanh.

 

Trả lời